Cập Nhật Chương Trình Định Cư Châu Âu – Lấy Quốc Tịch, Thẻ Xanh 2024

Nhắc đến vùng đất đáng sống nhất thế giới, châu Âu chắc chắn sẽ xếp hạng nhất bởi những cảnh sắc nên thơ và kiến trúc kỳ vĩ nơi đây. Đặc biệt trong hai thập kỷ gần đây khi tỉ lệ sinh tại khu vực này giảm mạnh, tỉ lệ già hóa dân số tăng cao thì những chính sách định cư châu Âu ngày càng được nới rộng hơn để thu hút cư dân quốc tế đến đây sinh sống, học tập và làm việc. 

Tại sao định cư châu Âu được nhiều người lựa chọn?

Có quá nhiều lý do để nhiều người lựa chọn định cư châu Âu thay vì Mỹ, Úc hay Canada. Và dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu để châu Âu trở thành “miền đất hứa” hấp dẫn nhất thế giới. 

Nền kinh tế lớn mạnh 

Theo báo cáo triển vọng kinh tế thế giới năm 2023 của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) được cập nhật vào tháng 10/2023, tổng GDP toàn cầu dự kiến đạt 105 nghìn tỷ USD. Trong đó có đến 4 quốc gia châu Âu nằm trong top 10 GDP toàn cầu gồm Đức, Anh, Pháp, Italia và Nga. Và với GDP dự báo đạt 4,3 nghìn tỷ USD, Đức là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất khu vực này. 

Những con số trên một lần nữa khẳng định tiềm lực nền kinh tế các quốc gia khu vực này vô cùng lớn mạnh. Đây là nền tảng để cuộc sống của người dân châu Âu ổn định, có nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập hấp dẫn; đồng thời các chính sách về giáo dục, y tế, an sinh xã hội được đầu tư tối đa. 

Thị trường lao động tiềm năng

Theo quy luật tự nhiên nền kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu nhân sự lao động tăng cao, mang đến nhiều cơ hội việc làm hơn so với những quốc gia có nền kinh tế kém phát triển. Đặc biệt trong bối cảnh dân số tại châu lục này đang già hóa, cơ hội việc làm cho các lao động trẻ nhập cư càng trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. 

Theo cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), tỉ lệ thất nghiệp tại EU trong tháng 10/2023 đã giảm xuống mức kỷ lục là 6,5%. Đây là con số thấp nhất kể từ khi Eurostat bắt đầu thống kê từ tháng 4/1988, là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế tại EU đang trên đà hồi phục mạnh mẽ hậu đại dịch Covid-19, trái ngược với tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ đang có xu hướng tiếp tục tăng. 

Ngoài ra, người lao động tại châu Âu còn có số lượng ngày nghỉ phép cao. Trung bình một người lao động sẽ được nghỉ phép đến 8 tuần lễ/năm. Còn tại Mỹ người lao động chỉ được nghỉ trung bình 1 tuần nghỉ phép/năm.

Mức thu nhập hấp dẫn

Mức thu nhập tại các quốc gia châu Âu luôn nằm trong top đầu thế giới, đặc biệt là những lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật, dược phẩm, công nghệ…. Theo tạp chí CEOWORLD thống kê, mức thu nhập bình quân hàng tháng cao nhất 2022 thuộc về Thụy Sĩ với 6.142,1 USD/tháng, tương đương gần 150 triệu đồng. Nhiều cái tên châu Âu khác cũng nằm trong top 10 thu nhập thế giới như Na Uy, Đan Mạch, Iceland, Hà Lan.

Mức thu nhập hấp dẫn cũng là lý do khiến thị trường xuất khẩu lao động tại châu Âu được nhiều người Việt lựa chọn hơn các quốc gia châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan….

Hệ thống giáo dục chất lượng

Các quốc gia châu Âu có nền giáo dục hàng đầu thế giới nhưng chi phí mà người phải chi trả là rất ít. Hệ thống giáo dục công cộng tại nhiều quốc gia được miễn phí như Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển… nhiều quốc gia được miễn học phí đại học như Đức, Áo…. 

Chính sách trên không chỉ áp dụng với người dân quốc tịch châu Âu mà cả với du học sinh. Thậm chí du học sinh còn có cơ hội làm việc partime với mức thu nhập hấp dẫn ngay trong năm đầu tiên đến châu Âu học tập. 

Dịch vụ y tế tốt 

Đến thời điểm hiện tại có đến 27/50 quốc gia ở châu Âu có kế hoạch chăm sóc sức khỏe toàn cầu và mọi người có quyền bình đẳng trong việc chăm sóc sức khỏe. Theo Tổ chức Y tế thế giới, Thụy Sĩ là quốc gia đứng thứ hai thế giới về chất lượng y tế, tiếp đó là Thụy Điển, Úc, Hà Lan, Đức, Bồ Đào Nha. Các quốc gia như Iceland, Hy Lạp, Cộng hòa Síp… cũng được đánh giá cao. 

Môi trường sống 

Lịch sử của các quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng bởi văn hóa quý tộc lâu đời nên kiến trúc tại các nước nơi đây đều mang vẻ đẹp cổ kính, trầm lắng. Kết hợp với vẻ đẹp tự nhiên, thanh bình và lối sống nhẹ nhàng của người dân mang đến không gian sống thoải mái cho mọi người dân. 

Ngoài ra, giá bất động sản tại châu Âu tương đối rẻ. Người dân nhập cư có thể dễ dàng mua hoặc thuê một khối bất động sản phù hợp để sinh sống. 

Quyền lợi định cư châu Âu 

Mọi công dân nước ngoài sau khi sở hữu thẻ xanh châu Âu đều sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi sau:

Quyền làm việc và cư trú 

Có thể sinh sống, du lịch, làm việc và nghỉ hưu tại châu Âu mà không bị giới hạn ở mọi quốc gia trong liên minh EU, cũng như Iceland, Thụy Sĩ, Na Uy và Liechtenstein. Một vài quốc gia khác sẽ bị hạn chế quyền làm việc và cư trú liên quan đến năng lực tài chính của mỗi cá nhân. 

Du lịch không cần visa 

Mọi công dân EU đủ điều kiện đều có thể tự do đi lại giữa 27 quốc gia thành viên mà không cần thị thực. Đồng thời có thể ở lại sinh sống và làm việc mà không bị hạn chế. 

Chăm sóc sức khỏe toàn cầu 

Định cư châu Âu và trở thành công dân tại đây sẽ được quyền điều trị y tế miễn phí tại các quốc gia thành viên của EU. Mỗi đất nước tại châu lục này có hệ thống y tế riêng, nhưng thẻ bảo hiểm y tế châu Âu sẽ đảm bảo chăm sóc sức khỏe trên toàn khu vực. Quyền lợi này áp dụng cho tất cả các trường hợp cần chăm sóc sức khỏe khi đi du lịch, học tập ở nước ngoài hay cư trú ở tiểu bang khác. 

Giáo dục đại học và trợ cấp học bổng

Sau khi định cư tại châu Âu, công dân có thể được hưởng chính sách miễn học phí tại nhiều trường đại học, giảm học phí hoặc nhận học bổng. Ngoài ra, công dân EU còn có thể nhận được trợ cấp cho các ngành đào tạo quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin, luật, báo chí, khoa học xã hội mà không cần visa. 

Những con đường định cư châu Âu 

Định cư châu Âu bằng cách du học

Trong bối cảnh mức học phí tại các trường đại học châu Âu thấp hơn so với Mỹ, Úc; đồng thời mức thu nhập của người lao động nằm trong top đầu thế giới. Vậy nên xu hướng du học định cư châu Âu của các bạn trẻ ngày càng tăng lên. 

So với các con đường hướng đến định cư tại châu lục này, con đường định cư bằng du học có phần dễ thở hơn. Bởi vì không cần phải phụ thuộc nhiều vào các điều kiện bảo lãnh của người thân hoặc năng lực tài chính. 

Quan trọng hơn là đến đây học tập có thể giúp du học sinh được đào tạo bởi nền giáo dục chất lượng, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, tổ chức việc làm tại châu Âu. Điều này giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể dễ dàng tìm được công việc phù hợp năng lực, mục tiêu nghề nghiệp với mức thu nhập vượt trội hơn so với học đại học trong nước rồi đến châu Âu làm việc. 

Định cư châu Âu bằng cách kết hôn

Kết hôn với bạn đời có quốc tịch châu Âu cũng là cách được nhiều người lựa chọn để có được thẻ xanh định cư tại đây. Tuy nhiên cách này chỉ có thể thực hiện dựa trên điều kiện là hai bên có mối quan hệ tình cảm với nhau, xác định cùng nhau chung sống lâu dài và có kế hoạch cho tương lai của cả hai cụ thể. 

Đối với những trường hợp kết hôn giả để có thể xin visa sang châu Âu định cư nếu bị phát hiện ra có thể bị trục xuất về nước và từ chối cấp visa vĩnh viễn. Vì vậy Cyvina không khuyến khích những bạn đang có suy nghĩ kết hôn giả để xin thị thực định cư châu Âu. 

Định cư châu Âu bằng cách đầu tư

Chương trình định cư châu Âu bằng diện đầu tư những năm gần đây được rất nhiều người Việt tìm hiểu khi có kế hoạch đến châu lục này sinh sống lâu dài. Điều kiện của hình thức định cư này phụ thuộc chính vào năng lực tài chính. Cụ thể: 

Chương trình đầu tư lấy quyền cư trú (Golden Visa) 

Đây là chương trình cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được quyền cư trú tại các quốc gia châu Âu thông qua việc thực hiện đầu tư. Nhà đầu tư và gia đình khi đó sẽ được quyền tự do xuất nhập cảnh, sinh sống, học tập, kinh doanh và làm việc tại quốc gia họ đầu tư; đồng thời hưởng chế độ giáo dục, y tế tại châu Âu. Ngoài ra, nhà đầu tư và gia đình có quyền tự do được đi lại trong 27 nước thuộc khối Schengen. 

Sau khi cư trú đủ thời gian và đạt tiêu chuẩn về ngôn ngữ bản địa, nhà đầu tư và gia đình sẽ được nhập quốc tịch châu Âu. Khi đó, nhà đầu tư và gia đình có thể tự do sinh sống và định cư lâu dài tại các nước còn lại trong khối Schengen, cũng có thể lấy thêm một quốc tịch nữa. 

Chương trình đầu tư lấy quốc tịch

Đầu tư định cư châu Âu diện lấy quốc tịch có mức đầu tư cao hơn so với lấy quyền cư trú. Diện này cho phép nhà đầu tư và gia đình được hưởng các quyền lợi của công dân châu Âu nhanh chóng và đầy đủ hơn. 

Hiện nay liên minh EU kiểm soát chương trình đầu tư lấy quốc tịch rất gắt gao. Không chỉ số tiền phải bỏ ra nhiều hơn và thời gian xét duyệt cũng lâu hơn so với những năm trước rất nhiều. 

Ngoài hai chương trình trên, một số chương trình đầu tư định cư tại châu Âu khác có thể kể đến như chương trình đầu tư định cư đảo Síp, định cư Malta… cũng có rất nhiều ưu điểm, mang đến nhiều quyền lợi cho nhà đầu tư và gia đình. Hãy liên hệ với Cyvina qua số hotline, fanpage hoặc zalo để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhất. 

Quá trình và thủ tục định cư

Tìm hiểu quốc gia muốn định cư

Việc đầu tiên bạn cần phải làm khi có kế hoạch đến châu Âu để định cư, đó là tìm hiểu về quốc gia mình muốn đến. Những yếu tố cần phải xem xét bao gồm ngôn ngữ, văn hóa, khí hậu, các chính sách về y tế, giáo dục, an ninh xã hội. Điều này sẽ giúp bạn có thể biết được bản thân và gia đình có phù hợp để sinh sống lâu dài tại đó không. Sau đó là xem xét đến năng lực của bản thân và gia đình nên lựa chọn hình thức nào phù hợp nhất để đến châu Âu. 

Rời quê hương đến một quốc gia khác định cư nghĩa là bạn xác định sẽ gắn bó với mảnh đất đó lâu dài. Vì vậy hãy tìm hiểu thật kỹ để có những lựa chọn sáng suốt nhất, nhằm tạo dựng một nền tảng mới tốt hơn để phát triển cuộc sống sau này. 

Chuẩn bị và nộp hồ sơ 

Sau khi đã lựa chọn được quốc gia và chương trình phù hợp, bạn cần chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ để xin thị thực. Đối với con đường định cư bằng diện du học chỉ cần bạn nhận được thư mời nhập học của một trường học tại châu Âu; còn định cư diện kết hôn thì phải chứng minh được mối quan hệ với bạn đời. Sau đó có thể tiến hành xin visa phù hợp. 

Còn đối với diện đầu tư định cư, cần phải thực hiện theo các bước sau: 

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, vốn đầu tư và sao kê tài khoản ngân hàng.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ cho trung tâm tư vấn đầu tư. 
  • Bước 3: Khảo sát các dự án đầu tư.
  • Bước 4: Nộp hồ sơ đầu tư định cư châu Âu lên Sở Di trú.
  • Bước 5: Chuyển tiền mua/thuê bất động sản, đầu tư trái phiếu theo yêu cầu. 
  • Bước 6: Nhận chứng chỉ sở hữu trái phiếu hoặc hợp đồng thuê/mua bất động sản. 
  • Bước 7: Làm thủ tục nhập cảnh, đăng ký cư trú hoặc nhập tịch.

Định cư châu Âu chọn nước nào?

Cộng hòa Síp 

Cộng hòa Síp hay còn gọi đảo Síp là quốc đảo lớn thứ ba tại khu vực Địa Trung Hải, có không khí và môi trường sống đặc biệt trong lành do không phát triển ngành công nghiệp nặng. Quốc gia thuộc liên minh EU này có thế mạnh về ngành dịch vụ, vận chuyển và du lịch. Đây cũng là đất nước năm trong top 10 quốc gia được nhiều người chọn làm nơi nghỉ hưu trên thế giới. 

Chương trình đầu tư định cư đảo Síp cho phép nhà đầu tư nước ngoài và gia đình được định cư hoặc có quốc tịch khi đầu tư vào bất động sản tại đây. 

Malta

Định cư Malta cũng được nhiều người Việt lựa chọn, vì quốc đảo này có vẻ đẹp và chất lượng quốc sống không kém gì đảo Síp. Đặc biệt, Malta còn được biết đến là quốc gia có thời gian xét duyệt hồ sơ xin định cư nhanh. Công dân nước ngoài cư trú tại đây từ 6 – 12 tháng có thể nộp đơn xin quốc tịch Malta, trở thành công dân của liên minh EU mà không cần phải đợi đến 7 năm cư trú như đảo Síp. 

Latvia

Latvia nằm ở phía bắc châu Âu là một trong những đất nước có lịch sử lâu đời nhất tại khu vực này. Nền kinh tế Latvia những năm gần đầy phát triển nhanh, cơ hội việc làm lớn nhưng mức chi phí sinh hoạt vẫn được giữ ở ngưỡng rẻ hơn nhiều quốc gia EU khác. 

Latvia có nhiều chương trình nhập cư cho người nước ngoài, bao gồm thị thực cư trú lâu dài và nhập tịch. 

Hy Lạp 

Hy Lạp là một trong những nền văn minh phát triển nhất thời kỳ cổ đại, ảnh hưởng to lớn đến nền văn minh của các nước trong khu vực Địa Trung Hải. Những thành tựu về di sản văn hóa, nghệ thuật… từ thời cổ đại được giữu gìn cho đến ngày nay là một trong những lý do khiến Hy Lạp nằm trong top các quốc gia định cư châu Âu được công dân quốc tế lựa chọn nhiều nhất. 

Lưu ý khi định cư châu Âu

Luật pháp 

Các quốc gia châu Âu đều có những quy định pháp luật khắt khe, đặc biệt là đối với công dân nước ngoài. Vì vậy, khi sinh sống và làm việc tại đây bạn cần phải tuân thủ những luật lệ cơ bản nơi đây gồm: 

  • Không làm chui, làm bất cứ việc gì cũng cần phải có giấy phép lao động. 
  • Không bạo lực với trẻ nhỏ. 
  • Giữ trật tự nơi công cộng. 

Ngoài ra những quốc gia sẽ có các điều luật riêng, bạn cần phải tìm hiểu kỹ để tránh vi phạm pháp luật. 

Ngôn ngữ 

Tại châu Âu, mỗi quốc gia đều có ngôn ngữ riêng, tuy nhiên tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp chung và gần như tất cả người dân châu Âu đều có thể sử dụng tiếng Anh. Vì vậy trình độ tiếng Anh của bạn cần phải đủ để giao tiếp với người khác. Ngoài ra để có thể nhập tịch, nhiều quốc gia sẽ yêu cầu bạn phải thỏa mãn các điều kiện về tiếng mẹ đẻ của họ. 

Văn hóa 

Nền văn hóa tại châu Âu vô cùng phong phú và có sự giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên tại đây con người sống rất phóng khoáng và thoải mái, những vấn đề về phân biệt chủng tộc rất ít xảy ra. Vì vậy bạn không cần phải lo lắng khi lưu trú tại khu vực này, nhưng vẫn nên tìm hiểu về nền văn hóa địa phương để có thể hòa nhập nhanh chóng vào cuộc sống tại châu Âu. 

Cyvina – Công ty tư vấn định cư châu Âu uy tín hàng đầu Tp Hồ Chí Minh

Hoạt động nhiều năm trong ngành dịch vụ định cư châu Âu, Cyvia hiểu rõ về những chính sách, điều kiện, hồ sơ, quy trình xin visa định cư tại tất cả các nước châu Âu. Tỉ lệ xin thị thực định cư hoặc nhập tịch châu Âu của Cyvina nhiều năm qua luôn đứng đầu tại Tp Hồ Chí Minh. Vì vậy, đội ngũ tư vấn tại đây luôn dễ dàng giải đáp những câu hỏi của bạn về định cư tại EU như: định cư châu Âu nước nào dễ nhất hay định cư châu Âu nước nào rẻ nhất…. Hãy liên hệ với Cyvina qua hotline, fanpage hoặc zalo để được hỗ trợ tư vấn chi tiết 24/24. 

Được tài trợ

Lorem Ipsum is simply dummy text of the printing and typeset

Quảng cáo

Nội dung quảng cáo

Bài viết phổ biến

    Đăng ký tư vấn đầu tư định cư Châu Âu









    Các bài viết liên quan